Xổ số hôm nay, cập nhật tin nhanh mới nhất, tin hot, giải trí, tử vi, bói toán, cung hoàng đạo, con giáp, phong thủy, tử vi

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Gặp chủ nhân tấm biển lay động lòng người giữa Sài Gòn

“Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô người thu gom rác...”.
Trên kênh bong da có đưa tin về một gian hàng chuyên sửa giày, dép trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP.HCM được đăng trên cộng đồng mạng đã nhận được rất nhiều những lời khen ngợi về hành động cao đẹp này.
Để hiểu rõ hơn về chủ nhân của hành động cao đẹp này, PV Một Thế Giới đã tìm đến địa chỉ gian hàng này. Trước mắt chúng tôi, giữa trưa, Sài Gòn nóng như đổ lửa là hình ảnh một người đàn ông đang miệt mài đưa từng mũi kim khâu vá giày, dép bên góc đường.
Tấm biển của những sẻ chia
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 2007 anh Lý Ngọc Bình đã rời mảnh đất Tây Nguyên vào Sài Gòn với mong muốn thoát khỏi cái nghèo cái đói.
Đặt chân vào thành phố phát triển bậc nhất cả nước chỉ với 2 bàn tay trắng, anh Bình đã xin làm lễ tân ở một khách sạn. Tuy công việc nhàn rỗi nhưng không đúng với cái nghề anh học và theo đuổi, đó là sửa giày dép.

Một ngày thu nhập từ việc sửa giày, dép cũng không được bao nhưng anh Bình vẫn sẵn lòng, vui vẻ sửa giày, dép miễn phí cho người nghèo.
Sau 5 năm làm việc, dành dụm được một số vốn nhỏ, anh Bình đã tìm mướn một chỗ mặt bằng để theo đuổi cái nghề đóng giày anh học từ năm 1998 ở quê nhà. Do không có tiền thuê mặt bằng lớn, may mắn nhờ người quen anh đã thuê tạm được một góc vỉa hè với giá 1.300.000 đồng/tháng, làm việc từ 7 giờ 30 đến 18 giờ 30 tối.
Một ngày thu nhập từ việc sửa giày, dép cũng không được bao tiền, ngày nào đông khách thì kiếm được tầm 150.000 – 200.000 đồng. Thế nhưng, anh  Bình vẫn sẵn lòng vui vẻ sửa giày, dép miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Bình luôn suy nghĩ: “Cũng là người nghèo khổ nên mình thấu hiểu người cùng cảnh, giúp được ai thì cứ giúp. Tuy cái nghề này không làm giàu được nhưng cũng đủ sống. Nhiều người còn khó khăn hơn mình nên có thể góp một chút công sức chia sẻ bớt đi một phần khó khăn để mọi người có thêm niềm vui, cảm thấy yêu cuộc sống hơn là mình thấy vui rồi”.
“Chỉ tay về tấm biển ghi dòng chữ “Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số và tờ dò kqxs, xe ôm, ba gác, xích lô người thu gom rác”, anh Bình kể: “Cái tấm bảng này cũng mới dựng lên được 6 tháng nay. Từ những ngày đầu làm nghề, tôi thấy những bác bán vé số, xe ôm… mang giày, dép lại sửa. 

Thấy họ khó khăn nên tôi không lấy tiền. Từ đó mấy người qua lại sửa thường xuyên có góp ý, nếu có tâm muốn giúp đỡ người khác thì chú nên ghi tấm bảng cho mọi người biết, thế là hôm sau tôi cũng treo bảng luôn”.

Ở góc nhỏ đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP.HCM hằng ngày người qua đường vẫn thấy việc làm cao đẹp của một người đàn ông ngồi sửa giày dép miễn phí cho người nghèo.
Sợ chân người bán vé số bị nóng rát
Anh Bình quan niệm: “Mình còn trẻ, có sức, chỉ bỏ ra một chút công sức giúp người khác chứ có mất mát gì đâu. Mình thương, giúp người ta, sau này mình có gặp khó khăn thì cũng được người ta giúp đỡ; nếu có phước hơn thì con cháu mình sau này sẽ được hưởng”.
Khi hỏi về những người được giúp đỡ, anh Bình không nhớ đã sửa giày, dép miễn phí cho bao nhiêu người có hoàn cảnh khó khăn. Anh chỉ biết mỗi ngày đều có vài đôi giày cũ, bị hỏng chờ được anh sửa miễn phí.
“Chuyện gia đình thật sự tới giờ mình vẫn chưa nghỉ đến, chỉ mong sau này có một số vốn thuê mặt bằng lớn hơn, có thể nhận dạy nghề miễn phí cho những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn để họ có một công việc mưu sinh”, anh Bình dự tính. 
Cô Sáu, người bán nước ở gần kể: “Nhiều khi giữa trưa nắng, đã đến giờ ăn cơm nhưng hễ thấy người bán vé số đến nhờ sửa giày, dép là anh Bình sẵn lòng lấy đồ nghề ra giúp đỡ. Bởi anh Bình sợ trời Sài Gòn nắng nóng mà đi chân không bán vé số sẽ nóng rát”.
Chú Tùng, bán vé số ở khu vực quận Phú Nhuận được anh Bình khâu, dán giày miễn phí nói: “Trước khi có tấm biển này, anh Bình đã sửa miễn phí cho những người gặp khó khăn. Thấy công việc của chúng tôi phải đi bộ hằng ngày nên nhiều khi anh Bình còn tận dụng sửa những đôi giày cũ mà người ta bỏ đi để tặng cho chúng tôi đi đỡ đau chân những ngày nắng nóng”.

Chú Tùng bán vé số được anh Bình tặng một đôi giày cũ.
Việc làm giản dị sửa giày, dép miễn phí của anh Bình như đóng góp thêm những hành động đẹp giữa đời thường, chia sẻ với nhau những khó khăn, vất vả trong cuộc sống để mọi người cảm nhận tình người luôn ấm áp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét